Mới Nhất
game vui

Giải Trí

Sức Khỏe

Game

TẤT CẢ

Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh đau mắt đỏ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh đau mắt đỏ. Hiển thị tất cả bài đăng

Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ

Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ
Những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám tại chuyên khoa mắt ngày càng gia tăng. Một tuần nay, số bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám tại Bệnh viện Mắt TP. HCM bắt đầu gia tăng, báo hiệu một mùa dịch đau mắt đỏ mới.
dau mat do
Đau mắt đỏ
Vào thời điểm nhạy cảm này, bạn cần làm gì để bảo vệ mình và gia đình? Cùng trò chuyện với bác sĩ Đinh Trung Nghĩa, phẫu thuật viên khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt TP. HCM, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, về vấn đề này.
Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ Số bệnh nhân đau mắt đỏ ngày càng tăng, gây hoang mang cho nhiều người. Xin bác sĩ giải thích rõ về căn bệnh này. Bệnh có đáng ngại không? Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp. Đây là bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay vi-rút trong nước, bụi bẩn, tay chân, khăn bẩn... xâm nhập vào mắt. Người sống trong khu vực nhiều vi khuẩn, nếu không vệ sinh đúng cách sẽ dễ bị đau mắt đỏ. Ngoài cộm, rát như có hạt cát trong mắt, vùng lòng trắng (còn gọi là kết mạc) của mắt đỏ, mi mắt hơi sưng, bệnh còn có biểu hiện gì khác? Biểu hiện chủ yếu nhất của bệnh đau mắt đỏ là dịch mắt, hay là ghèn, tiết ra nhiều. Bệnh càng nặng, vùng kết mạc mắt càng đỏ, có thể xuất hiện hạch ở vùng trước tai. Bệnh nhân thường đau một mắt, sau 3-5 ngày lây sang mắt còn lại. Khi bệnh đã có biến chứng, gây viêm giác mạc (tròng đen), mắt bệnh nhân nhìn mờ, dù lau hết ghèn vẫn không cải thiện.
Có phải nhìn vào mắt, hôn hoặc quan hệ vợ chồng với người bệnh sẽ bị lây đau mắt?
Nhìn vào mắt, nói chuyện hay quan hệ tình dục với người bệnh không lây nhiễm nếu không có sự tiếp xúc trực tiếp chất tiết của mắt người bệnh với mắt người lành. Vi khuẩn đau mắt đỏ không lây qua đường hô hấp. Trường hợp lây sau khi hôn có thể do hai bên dính phải chất tiết từ mắt nhau. Việc không đi làm, đi học, hạn chế đến những nơi đông người khi đau mắt đỏ có thật sự cần thiết hay không? Việc cho con trẻ ở nhà là hợp lý, bởi vì khả năng trẻ lây bệnh cho bạn bè rất cao. Ngoài ra, ở nhà, trẻ được chăm sóc chu đáo hơn, hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn vào mắt nên hiệu quả điều trị cao hơn. Người lớn không nhất thiết phải ở nhà. Chỉ cần người bệnh đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là có thể hạn chế lây lan.
Bên cạnh các biện pháp trên, người bệnh cần chú ý những vấn đề gì khác?
Đau mắt đỏ không gây tử vong nhưng có khả năng phát tán nhanh, rộng. Do đó, bệnh nhân cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, tuyệt đối tránh sử dụng chung đồ với người khác. Ngoài ra, bạn cần lưu ý những điều sau: Nhỏ thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, có thể nhỏ thêm nước muối sinh lý trước khi nhỏ thuốc. Không tự tiện dùng thuốc hoặc tự chữa với mẹo xông mắt bằng lá trầu không, bạc hà... sẽ khiến bệnh nặng thêm. Người bệnh nên đeo kính khi ra ngoài để hạn chế vi khuẩn xâm nhập thêm vào mắt. Sau khi vệ sinh mắt, nên vứt bông gòn ngay vào thùng rác. Không nên dùng khăn tay vì chúng là vật trung gian khiến bệnh lâu khỏi và dễ lây sang người khác. Cần khám tại các chuyên khoa mắt ngay khi phát hiện bất thường. Trẻ nhỏ càng không thể chậm trễ vì sức đề kháng của các bé còn kém. Việc điều trị sớm sẽ không gây tốn kém và làm mất thời gian. Trường hợp đến khi có biến chứng, bệnh có thể để lại di chứng vĩnh viễn cho mắt.
Theo Danong

Ðau mắt đỏ

đau mắt đỏ
Ðau mắt đỏ (hay nhặm mắt) dùng để chỉ một số các bệnh viêm kết mạc. Viêm kết mạc có nhiều nguyên nhân nhưng hầu hết chỉ gồm 5 nguyên nhân chính. Mỗi nguyên nhân có một sắc thái bệnh riêng, nếu chú ý đến các sắc thái riêng biệt này, ta có thể chẩn đoán đúng nguyên nhân bệnh và xác định được hướng điều trị.
Ðau mắt đỏ

Viêm kết mạc là gì?

Viêm kết mạc là tình trạng viêm màng nhầy bao phủ tròng trắng của mắt và lớp sau mi mắt. Một số nguyên nhân chính gây viêm kết mạc là nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, dị ứng, mắt khô, viêm bờ mi và những phản ứng độc hại ở mắt.
Viêm kết mạc thường nhẹ, tự giới hạn và nếu biết rõ nguyên nhân gây bệnh thì vấn đề điều trị cũng dễ dàng. Thường mỗi loại viêm kết mạc sẽ có một dấu hiệu và triệu chứng chuyên biệt. Ðể ý đến những triệu chứng chuyên biệt này, ta có thể chẩn đoán được nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa và điều trị.

Các loại viêm kết mạc

1. Viêm kết mạc do vi khuẩn:
- Dấu hiệu chủ quan (bệnh nhân thấy): Buổi sáng mắt dính, khó mở, ghèn nhiều.
- Khám nghiệm: Có nhiều ghèn (thường ở một mắt), mắt có màu đỏ như thịt bò tươi.
- Ðiều trị: Dùng kháng sinh nhỏ và uống.

2. Do siêu vi:

- Dấu hiệu chủ quan: Chảy nước mắt nhiều, cảm giác có vật lạ ở trong mắt. Lây lan thường xuất hiện vào mùa có dịch.
- Khám nghiệm: Mắt đỏ nhiều, sưng. Thường bị cả hai mắt, có thể chảy máu ở tròng trắng, có hạch hai bên dái tai, đôi khi sốt.
- Ðiều trị: Nhỏ thuốc sát trùng, kháng sinh ngừa bội nhiễm. Giữ vệ sinh mắt để tránh lây lan.
3. Viêm kết mạc do dị ứng:
- Dấu hiệu chủ quan: Ngứa nhiều, chảy nước mắt, tái phát thường xuyên. Bệnh không lây lan, thường xuất hiện theo mùa.
- Khám nghiệm: Phù tròng trắng, lộn mi thấy có những hô? ở mắt.
- Ðiều trị: Nhỏ hoặc uống thuốc dị ứng, nhỏ nước mắt nhân tạo. Ðắp gạc lạnh lên mắt.

4. Mắt khô:

- Dấu hiệu chủ quan: Cảm giác như phỏng, khô, dính mắt, không muốn mở mắt, như có vật lạ trong mắt.
- Khám nghiệm: Tròng trắng không bóng. Thấy ở những người ít nhắm mắt, làm việc trong môi trường khô (như làm việc trước màn hình vi tính trong thời gian lâu, nơi gió cát), người cao tuổi, uống các loại thuốc dị ứng, an thần… lâu ngày hay nhỏ thuốc trị cườm nước.
- Ðiều trị: Nhỏ nước mắt nhân tạo, tránh nơi gió cát, khô.

5. Viêm bờ mi:

- Dấu hiệu chủ quan: Mắt đỏ kinh niên (ở bờ mi mắt), cảm giác như có vật lạ. Khi nặng sẽ làm mắt toét.
- Khám nghiệm: Có vảy chân lông mi, bờ mi đỏ.
- Ðiều trị: Uống và nhỏ kháng sinh, chủ yếu dùng nhóm Tetracycline, thường do mắt hột (chữa mắt hột).

6. Viêm do nhiễm độc:

- Dấu hiệu chủ quan: Không đỏ nhiều nhưng bị kinh niên không lúc nào dứt. Có tiền căn dùng nhiều loại thuốc nhỏ lâu dài chứa chất bảo quản gây độc cho mắt. Mắt có cảm giác khó chịu, không có ghèn, không nhức.
- Khám nghiệm: Lộn mi thấy có sẹo, không đỏ nhiều.
- Ðiều trị: Xem lại các thuốc đã nhỏ có chứa loại chất bảo quản nào không? (như Benzakonium gây độc cho mắt).
Nên dùng các loại thuốc nhỏ không có chất bảo quản.

7. Glaucoma cấp:

- Dấu hiệu chủ quan: Ðỏ nhiều ở một mắt, lan lên đầu gây nhức đầu (thường xuất hiện ở người trên 45 tuổi). Xuất hiện về đêm làm mắt mờ, nhìn vòng màu.
- Khám nghiệm: Ðồng tử nở, có vòng đỏ quanh tròng đen, đo thấy nhãn áp cao.
- Ðiều trị: Ðây là một bệnh nguy hiểm trong nhãn khoa, cần đến bác sĩ khám kịp thời.
Bệnh đau mắt đỏ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có những loại nguy hiểm cần điều trị gấp, nhưng cũng có loại nhẹ chỉ thoáng qua mà không cần điều trị. Quan trọng là chúng ta phải biết cách nhận biết những dấu hiệu để chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị thích hợp nhằm tránh những tổn hại về sau.
nguồn: bệnh đau mắt đỏ
 
Copyright © 2013 Tin Tức Nghệ An Online