Mới Nhất
game vui

Giải Trí

Sức Khỏe

Game

TẤT CẢ

Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Nâng mũi s line hàn quốc

Nang mui s line là phương pháp nâng mũi hiện đại nhằm nâng mũi của mình hiện thành 1 đường cong đẹp hấp dẫn.
với chiếc mũi ngắn và hơi tẹt chị huỳnh xuân hương sống tại đường cư trinh quận 1 thành phố hồ chí minh luôn cảm thấy tự ti trong giao tiếp và công việc. chính vì lý do đó chị hương đã quyết định tìm bác sĩ thẫm mỹ để được tư vấn
Chị Hương: Thưa bác sĩ đối với trường hợp mũi của e thì bác sĩ dùng phương pháp gì
Bác sĩ:  đối với trường hợp mũi của e thì cái mũi cũa e. thì hiện tại cái lổ sống và đầu mũi nó ngắn nó to bẹp. như vậy muốn làm cho đầu mũi của e thon gọn, dài thì mình sẻ dùng phương pháp s line. mũi hình chữ s là tạo 1 đường cong là là nó đẹp. chứ không phải một cái đặt nằm thẳng mũi. đặc điểm của nâng mui s line là sau khi nâng mũi rất khó ai có thể nhận biết em đặt mũi, nó tạo một hình dáng mềm mại vài cái lỗ mũi e kín hoàn toàn không có một bị hở.
nang mui s line
nang mui s line
Sau khi được bác sĩ tư vấn rõ ràng chị xuân hương quyết định phẩu thuật thẩm mỹ mũi. đầu tiên chị hương được kiểm tra huyết áp nhịp tim. trước khi gây tê cho bệnh nhân bác sĩ kiểm tra bệnh nhân có dị ứng thuốc gây tê hay không. sau khi được gây tê bác sĩ lấy hai lớp sụi vành tai của bệnh nhân để tạo hình đầu mũi. tiếp theo bác sĩ bóc lộ đầu mũi cho tới vách ngăn để sử dụng sụi tai tạo thành trụ rồi đưa đầu mũi thon lên và trên vách ngăn bọc sụn tai để tạo hình đầu mũi dài ra sau đó bác sĩ đặt sống silicon sụn ngăn tạo móng để giữ thân mũi. sau khi kiễm tra độ dài chiều cao cũa mũi bác sĩ khâu lại và dùng dụng cố định mũi. tùy theo từng trường hợp 1 ca phẫu thuật mũi thường từ 30 đến 50 phút. để thực hiện thành công 1 ca phẫu thuật thẫm mỹ mũi bác sĩ và các kỹ thuật viên phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về phẩu thuật thẫm mỹ của bộ y tế

 Nâng mũi s line có an toàn không?

phẫu thuật thẫm mỹ mũi là một trong những phẩu thuật được thực hiện nhiều nhất trong phẩu thuật thẫm mỹ và nó là một trong những phẩu thuật có tỷ lện an toàn cao nhất. để đame bảo an toàn phẩu thuật thẫm mỹ mũi thì có 2 vấn đề cần quan tâm.đó là là vấn đề về bệnh nhân và vấn đề về kỹ thuật phương tiện phòng mổ

Bệnh Gút Là Gì?

Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric có thể dẫn đến:
  • Các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp, thường ở ngón chân cái
  • Các lớp axit uric lắng đọng (được gọi là sạn urat) trông giống như những cục u dưới da
  • Sỏi thận từ các tinh thể axit uric trong thận.
Đối với nhiều người, cơn đau đầu tiên do bệnh gút xảy ra ở ngón chân cái. Thông thường, cơn đau đó khiến một người đang ngủ phải tỉnh dậy. Ngón chân rất đau, tấy đỏ, ấm và sưng lên.
benh gut la gi

Bệnh gút có thể gây ra:
  • Đau
  • Sưng
  • Tấy đỏ
  • Nóng
  • Cứng khớp.
Ngoài ngón chân cái, bệnh gút có thể ảnh hưởng đến:
  • Mu bàn chân
  • Mắt cá chân
  • Gót chân
  • Đầu gối
  • Cổ tay
  • Ngón tay
  • Khuỷu tay.
Cơn đau do bệnh gút có thể gây ra do các sự kiện căng thẳng, rượu hoặc ma túy hay một bệnh khác. Các cơn đau ban đầu thường thuyên giảm trong vòng 3 đến 10 ngày, ngay cả khi không điều trị. Các cơn đau tiếp theo có thể không xuất hiện trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Những Nguyên Nhân Nào Gây Ra Bệnh Gút?

Bệnh gút là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Các chất này cũng có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như gan, các loại đậu và đậu Hà Lan khô và cá cơm.
Thông thường, axit uric hòa tan trong máu. Nó bài tiết qua thận và ra khỏi cơ thể trong nước tiểu. Tuy nhiên, axit uric có thể tích tụ lại trong máu khi:
  • Gia tăng lượng axit uric cơ thể tạo ra.
  • Thận không bài tiết hết axit uric.
  • Ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu purin.
Khi nồng độ axit uric trong máu cao, điều này được gọi là tăng axit uric huyết. Hầu hết những người tăng axit uric huyết không gây nên bệnh gút. Nhưng nếu có quá nhiều tinh thể axit uric hình thành trong cơ thể thì có thể gây nên bệnh gút.
Quý vị có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn nếu:
  • Có thành viên trong gia đình mắc bệnh này
  • Là đàn ông
  • Thừa cân
  • Uống quá nhiều rượu
  • Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin
  • Có khiếm khuyết về enzim làm cho cơ thể khó phân hủy purin
  • Bị phơi nhiễm chì trong môi trường
  • Đã cấy ghép bộ phận
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporin hoặc levodopa
  • Sử dụng vitamin niacin.

Chẩn Đoán Bệnh Gút Bằng Cách Nào?

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, bệnh sử của quý vị và tiền sử gia đình về bệnh gút. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút bao gồm:
  • Tăng axit uric huyết (hàm lượng axit uric trong máu cao)
  • Tinh thể axit uric trong dịch khớp
  • Nhiều cơn đau do viêm khớp cấp tính
  • Viêm khớp phát triển trong 1 ngày, dẫn đến khớp bị sưng, tấy đỏ và nóng lên
  • Các cơn đau do viêm khớp chỉ ở một khớp, thường là ngón chân, mắt cá chân hoặc đầu gối.
Để xác nhận chẩn đoán về bệnh gút, bác sĩ có thể lấy mẫu chất dịch từ khớp bị viêm để tìm các tinh thể liên quan đến bệnh gút.

Điều Trị Bệnh Gút Như Thế Nào?

Các bác sĩ sử dụng dược phẩm để điều trị cơn đau cấp tính do bệnh gút, bao gồm:
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID)
  • Corticosteroid (Steroid được tiết ra từ vỏ thượng thận), chẳng hạn như prednisone
  • Conchixin, hoạt động tốt nhất khi sử dụng trong vòng 12 giờ đầu tiên của cơn đau cấp tính.
Đôi khi các bác sĩ kê toa NSAID hoặc conchixin ở các liều nhỏ hàng ngày để ngăn chặn các cơn đau sau này. Ngoài ra cũng có các loại dược phẩm giúp giảm lượng axit uric trong máu.

Những Người Bị Bệnh Gút Có Thể Làm Gì Để Giữ Gìn Sức Khỏe?

Một số điều quý vị có thể làm để giữ sức khỏe đó là:
  • Sử dụng các loại thuốc theo toa bác sĩ theo chỉ dẫn.
  • Cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc và vitamin quý vị sử dụng.
  • Lên kế hoạch cho các lần thăm khám theo dõi với bác sĩ của quý vị.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Tránh các loại thực phẩm giàu purin và uống nhiều nước.
  • Tập thể dục thường xuyên và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Hãy hỏi bác sĩ của quý vị về cách giảm cân an toàn. Giảm cân nhanh hoặc quá nhiều có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

Nghiên Cứu Nào Đang Được Tiến Hành về Bệnh Gút?

Các nhà khoa học đang nghiên cứu:
  • Các loại NSAID nào điều trị bệnh gút hiệu quả nhất
  • Liều lượng dược phẩm tối ưu cho bệnh gút
  • Các loại dược phẩm mới giúp làm giảm axit uric trong máu và giảm triệu chứng một cách an toàn
  • Các liệu pháp mới để ngăn chặn hóa chất được gọi là yếu tố hoại tử khối u
  • Các enzim phân hủy purin trong cơ thể
  • Vai trò của thực phẩm và một số vitamin
  • Vai trò của các yếu tố di truyền và môi trường
  • Sự tương tác giữa các tế bào liên quan đến cơn đau cấp tính do bệnh gút.
Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu về vai trò của các yếu tố di truyền học và môi trường trong viêc tăng axit uric huyết và bệnh gút.
Để Biết Thêm Thông Tin về Bệnh Gút và Các Tình Trạng Khác Liên Quan:
Viện Quốc Gia về Các Bệnh Viêm Khớp, Cơ Xương và Da (NIAMS)
Trung Tâm Thông Tin và Giới Thiệu
Viện Y Tế Quốc Gia
National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases (NIAMS)
Information Clearinghouse
National Institutes of Health
1 AMS Circle
Bethesda, MD 20892–3675
Điện thoại: 301–495–4484
Số miễn phí: 877–22–NIAMS (226–4267)
TTY: 301–565–2966
Fax: 301–718–6366
Email: NIAMSinfo@mail.nih.gov
Trang Web: niams.nih.gov
Thông Tin Dành Cho Quý Vị
Ấn phẩm này chứa thông tin về các loại dược phẩm được sử dụng để điều trị tình trạng sức khỏe được thảo luận ở đây. Khi xây dựng ấn phẩm này, chúng tôi đã đưa ra các thông tin (chính xác) cập nhật nhất sẵn có. Thỉnh thoảng, chúng tôi phát hành thông tin mới về dược phẩm.
Để cập nhật thông tin và nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bất kỳ loại dược phẩm nào quý vị đang sử dụng, vui lòng liên hệ với Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) theo số miễn phí 888–INFO–FDA (888–463–6332) hoặc truy cập trang web của cơ quan này tại fda.gov. Để có thêm thông tin về các loại thuốc cụ thể, hãy truy cập Drugs@FDA tại địa chỉ accessdata.fda.gov/scripts/cder/drugsatfda. Drugs@FDA là danh mục có thể tìm kiếm các sản phẩm thuốc được FDA phê duyệt.

Bệnh Thủy Đậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bệnh thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ hay bệnh phỏng dạ là một bệnh truyền nhiễm hay gặp trên người, do một chủng virus herpes là Varicella Zoster virus (VZV) gây ra. Căn bệnh này hay gặp nhất ở trẻ em và thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên ở các đối tượng khác như người lớn, phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch, tác động của virus VZV có thể nghiêm trọng hơn.

Thời kì ủ bệnh thủy đậu: kể từ lúc phơi nhiễm với virus cho đến khi xuất hiện triệu chứng thủy đậu thường kéo dài từ 10–21 ngày, trung bình là 14 ngày.

Khởi phát bệnh thủy đậu:

Cơ thể có sốt nhẹ 37 – 38 oC, đôi khi sốt cao đến 39 – 40 độ;

Người mệt mỏi, đau đầu, đau họng
Nổi các nốt phỏng: Ban đầu là các nốt nhỏ màu hồng, sau đó nổi gồ lên da và sau 24 giờ trở thành nốt màu hồng có phỏng nước trong. Các nốt phỏng thường rất ngứa, xuất hiện rải rác khắp cơ thể mà nhiều nhất là trên mặt, ngực, da đầu và chân tóc. Nếu như bệnh nhân không kiểm soát được mà hay gãi thì rất dễ làm vỡ các nốt này. Các nốt phỏng tồn tại khoảng 4 ngày, khoảng từ ngày thứ 10 trở đi bắt đầu bong vảy và thường không để lại sẹo.
nguyen nhan benh thuy dau
bệnh thủy đậu ở trẻ em

Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh thủy đậu

Một đặc điểm quan trọng của virus VZV là chúng có thể lây lan từ người này qua người khác ngay cả khi chưa xuất hiện bất kì triệu chứng nào. Ở một số bệnh nhân có cơ địa đặc biệt như người suy giảm miễn dịch (người mắc u lympho, bệnh bạch cầu hoặc điều trị corticoid kéo dài), virus VZV có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nặng, các nốt phỏng thường hoại tử và chảy máu. Virus VZV có thể khu trú gây tổn thương ở các cơ quan nội tạng như phổi, gan, thần kinh và gây đông máu trong lòng mạch.
Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu, tuy nhiên nguy cơ đó gia tăng nếu người đó chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh và ở trong những trường hợp sau:
Cùng sống trong một môi trường với người bị thủy đậu
Tiếp xúc với người bị thủy đậu từ một giờ trở lên.
Có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Nhiễm khuẩn ngoài da là biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu. Các nốt phỏng xuất hiện ngoài da thường rất ngứa khiến cho người bệnh hay gãi, nếu không cẩn thận sẽ bị vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập đặc biệt là liên cầu và tụ cầu. Trong một số trường hợp, biến chứng này có thể trở nên trầm trọng hơn.
Ở phụ nữ có thai, bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Nếu mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kì sẽ có thể gây bệnh lý với phôi thai như mất chi, viêm tắc võng mạc, đục thủy tinh thể. Còn trong trường hợp mắc bệnh khoảng 5 ngày trước khi sinh, thì trẻ sinh ra sẽ bị thủy đậu bẩm sinh do bị nhiễm virus vào máu và thường dẫn đến tử vong.
nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-benh-thuy-dau-1
những nốt thủy đậu hiên lên trên làn da
Ngoài ra, thủy đậu cũng có thể gây nên một số biến chứng khác nhưng ít gặp hơn, cụ thể bao gồm:
Viêm phổi do thủy đậu:
Viêm phổi có thể xuất hiện nếu virus VZV xâm nhập vào hệ hô hấp. Tỷ lệ bị biến chứng này ở bệnh nhân thủy đậu vào khoảng 20%, phổ biến nhất ở trẻ vị thành niên, người lớn và phụ nữ có thai.Người hút thuốc lá, người bị bệnh phổi hoặc người suy giảm miễn dịch cũng dễ bị tổn thương bởi biến chứng này.
Biến chứng thần kinh (viêm não):
Đây là biến chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, xuất hiện khoảng 5 – 10 ngày sau khi các nốt phỏng xuất hiện. Ở trẻ em, viêm não do thủy đậu thường ở vùng tiểu não và được gọi là chứng mất điều hòa tiểu não cấp tính (acute cerebellarataxia). Ở người lớn, biến chứng này xuất hiện ở một vùng não lớn hơn và cũng nguy hiểm hơn. Viêm não thường gây ra triệu chứng như sốt đột ngột, nhức đầu, li bì, mẫn cảm với ánh sáng và buồn nôn, thậm chí gây co giật và liệt. Trong trường hợp này không thể tự điều trị tại nhà mà phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện.
Suy giảm thị giác:
Xảy ra khi virus VZV xâm nhập vào giác mạc, để lại các vết sẹo và gây viêm giác mạc, gây tổn thương đến mắt.
Hội chứng Reye:
Có thể xuất hiện nếu bệnh nhân thủy đậu nhỏ tuổi dùng aspirin. Do đó, không được chỉ định aspirin cho bệnh nhân thủy đậu dưới 20 tuổi.
Ngoài những biến chứng trên, bệnh nhân thủy đậu còn có thể bị một số hiện tượng khác như viêm cơ tim, viêm khớp, viêm cầu thận, viêm thận, xuất huyết nội tạng, ban xuất huyết giảm tiểu cầu…

Điều trị bệnh thủy đậu

nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-benh-thuy-dau-2
điều trị bệnh thủy đậu
Đối với các nốt phỏng có thể cần sát trùng ngoài da bằng xanh methylen, kết hợp với các thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Đối với căn nguyên gây bệnh là virus VZV nên dùng acyclovir nếu tiên lượng có thể xuất hiện biến chứng trong vòng 24 giờ đầu khi các nốt phỏng xuất hiện.
Trong trường hợp có biến chứng: tổn thương viêm da mủ do tụ cầu  điều trị bằng oxacillin hoặc vancomycin, biến chứng viêm phổi điều trị bằng kháng sinh cephalosporin thế hệ ba (ceftazidim) hoặc nhóm quinolon (levefloxacin). Chú ý không dùng kháng sinh quinolon cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi.
Phòng ngừa bệnh thủy đậu
Để tránh bị lây nhiễm virus VZV, cần hạn chế tối đa tiếp xúc với bệnh nhân. Đặc biệt đối với trường hợp trẻ em, virus thủy đậu có thể nhanh chóng lây lan trong phạm vi lớp học. Do đó cần cho trẻ mắc bệnh nghỉ học hoàn toàn cho đến khỏi bệnh. Đối với người lớn, khi bị thủy đậu cần hạn chế tiếp xúc với người khỏe mạnh cho đến khi tất cả các triệu chứng biến mất, thường là 10 ngày kể từ khi khởi phát bệnh.
Mặc dù là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, song bệnh thủy đậu lại có thể phòng tránh hữu hiệu thông qua tiêm phòng vắc xin. Tất cả các trẻ em trên 12 tháng tuổi, người lớn chưa từng tiêm ngừa thuỷ đậu, cũng như những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chưa từng bị thuỷ đậu hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ, đều có thể tiêm vắc xin ngừa. Thời gian vaccin có hiệu lực là 3 tuần sau khi tiêm và thời gian miễn dịch (không mắc bệnh) kéo dài trung bình là 15 năm.
Đối với một số trường hợp không thể tiêm vắc xin, vẫn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc thủy đậu bằng cách tiêm kháng thể globulin miễn dịch càng sớm sau khi tiếp xúc với nguồn virus VZV càng tốt. Người đã bị thủy đậu thì không cần tiêm vắc xin vì đã có kháng thể có tác dụng bảo vệ suốt đời.

Bài thuốc chữa bệnh thủy đậu

nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-benh-thuy-dau-3
bài thuốc chữa bệnh thủy đậu
Theo Đông y, thủy đậu là bệnh nông, nhẹ, ở phần vệ, rất ít gặp ở phần huyết. Tùy theo thể nặng hay nhẹ, có thể áp dụng những bài thuốc đông y để chữa trị.
Với bệnh thủy đậu nhẹ:
Triệu chứng: những nốt thủy đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, sốt nhẹ, có khi không sốt, ho ít. Nước mũi loãng trong, người bệnh ăn uống và tinh thần bình thường. Bệnh đang ở phần vệ khí.
Phép chữa: sơ phong thanh nhiệt.
Bài thuốc:
Lá dâu 12 gr, cam thảo đất 8 gr, rễ sậy 10 gr, lá tre 16 gr, cúc hoa 8 gr, kim ngân hoa 10 gr, kinh giới 8 gr. Sắc uống.
Khi thủy đậu mọc có thể dùng phương pháp trừ thấp giải độc sau: dùng bài thuốc gồm: cam thảo dây 12gr, lá tre 10 gr, sinh địa 12 gr, hoàng đằng 8 gr, rễ sậy 8 gr, kim ngân hoa 12 gr, vỏ đậu xanh 12 gr. Sắc uống.
Với bệnh thủy đậu nặng:
Triệu chứng: thủy đậu mọc dày, sắc tím, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, sốt cao, phiền khát, mặt đỏ, môi hồng, viêm niêm mạc miệng, có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ.
Phép chữa: thanh nhiệt giải độc ở khí phận, lương huyết ở doanh phận.
Bài thuốc:
Kim ngân hoa 12 gr, liên kiều 8 gr, bồ công anh 16 gr, sinh địa 12 gr, xích thược 8 gr, chi tử (sao) 8 gr.
Nếu:
Phiền táo, thêm hoàng liên 8 gr.
Táo bón, thêm đại hoàng 4 gr.
Khát nước, miệng khô, thêm thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 8-12 gr.
Các bài thuốc chữa bệnh thủy đậu trên sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày, uống nóng sau khi ăn 30 phút.

Đã có 108 trẻ tử vong do bệnh sởi biến chứng

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đến thời điểm hiện tại đã có 108 trường hợp tử vong do sởi và các bệnh biến chứng sau sởi.


Đã có 108 trẻ tử vong do bệnh sởi biến chứng
Chị Hiền, 28 tuổi (Gia Lâm, Hà Nội) mệt mỏi sau một tuần chăm con mắc sởi trong viện

Chiều 15/4, trước tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh sởi, Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam có buổi làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại đây, Cục Y tế dự phòng cho biết, từ đầu năm đến nay đã có 108 trường hợp tử vong do sởi, các bệnh biến chứng sau sởi và các ca mắc sởi kèm theo bệnh lý khác. Trong đó có 103 ca tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 4 ca tại Bệnh viện Bạch Mai và 1 ca tại Bệnh viện nhiệt đới Trung ương.
Ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết, tính từ 30/1/2014 đến nay, bệnh viện đã có tới 103 trẻ tử vong liên quan đến sởi, trong đó có 25 trẻ tử vong do bệnh sởi và 78 trẻ tử vong do các biến chứng của bệnh sởi (như viêm phổi, tiêu chảy, đồng nhiễm cả sởi và các bệnh lý khác). Hiện số bệnh nhi đang nằm điều trị do sởi là 250 trẻ.
TS Hải báo cáo Phó Thủ tướng về số bệnh nhi sởi “kỷ lục” nhập viện điều trị từ đầu năm đến nay. Theo đó, từ đầu năm BV Nhi T.Ư đã tiếp nhận khoảng 1.200 ca mắc sởi, biến chứng nặng phải nhập viện.
Ngoài ra, Bệnh viện Nhi T.Ư dành cả khoa Truyền nhiễm, phòng Phó trưởng khoa, phòng bác sĩ mà còn phải mượn cả khoa Đông y, khoa Cấp cứu để điều trị bệnh nhân sởi.

Đã có 108 trẻ tử vong do bệnh sởi biến chứng - 1
Bệnh viện Nhi Trung Ương luôn trong tình trạng quá tải, do số lượng bệnh nhi mắc sởi cao kỷ lục
Theo ông Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, riêng bệnh viện này đang điều trị cho 340 bệnh nhân sởi cả người lớn và trẻ em, trong đó có trên 50 bệnh nhân nặng phải thở máy. Theo ông Kính, tại bệnh viện ông có rất nhiều bệnh nhân bị biến chứng viêm não sau mắc sởi.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bệnh viện phải cố gắng để giảm thiểu tối đa các trường hợp tử vong do sởi. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế tính toán, cân nhắc, công bố dịch nếu thực sự cần thiết. Ngoài ra, các lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh và các bệnh viện từ Trung ương đến địa phương bằng mọi biện pháp không để bệnh sởi lây chéo với các bệnh khác khi bệnh nhân đến điều trị tại các cơ sở y tế; tìm mọi giải pháp để kiềm chế, hạn chế bệnh sởi lan rộng.
Phó Thủ Tướng khẳng định, không để bệnh nhi thiếu thuốc điều trị, sẽ tăng cường trang thiết bị, vật tư y tế từ nguồn dự trữ quốc gia trên cơ sở đề xuất của Bệnh viện Nhi Trung ương.
Như vậy, chỉ trong vòng hơn 3 tháng đầu năm 2014, cả nước hiện đã có 108 trẻ tử vong vì bệnh sởi, theo thông tin chính thức.  Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Cục Y tế dự phòng vẫn chưa có số liệu các ca tử vong do sởi từ các cơ sở y tế cơ sở thuộc các tỉnh thành khác. Như vậy, rất có thể số trẻ tử vong do sởi sẽ không dừng lại ở 108.
Trước khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra tình hình dịch sởi tại Viện Nhi Trung ương và có con số thực về số trẻ tử vong về bệnh sởi là 108 trẻ, chiều 14/4, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế trả lời phóng viên vẫn cho biết, số ca tử vong do sởi là 25 ca, thậm chí ông còn khẳng định những con số lớn hơn 25 ca là không đúng.
Trước thông tin về việc Bộ Y tế giấu dịch, hoặc lo sợ công bố dịch sẽ ảnh hưởng đến uy tín ngành y tế...Tuy nhiên, ông Phu khẳng định: Không có chuyện đó và Bộ Y tế không giấu dịch sởi.

Vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vaccine: Y tá thú nhận tiêm nhầm thuốc gây mê

Vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vaccine: Y tá thú nhận tiêm nhầm thuốc gây mê


Y tá Nguyễn Thị Thuận (BVĐK huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã bị bắt tạm giam về tội “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính”. Tình tiết mới nhất: Y tá Thuận đã chỉ ra nơi cất giấu 3 vỏ lọ thuốc tiêm gây tử vong cho 3 trẻ sơ sinh và điều khiến dư luận bàng hoàng là… thay vì vaccine, y tá Thuận đã tiêm nhầm thuốc gây mê Esmeron.
tiem nham thuoc me
Lọ vaccine và lọ thuốc gây mê Esmeron có hình dạng và quy cách hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn bị nhầm lẫn? Ảnh: HƯNG THƠ
Vô ý hay vô trách nhiệm?
Như Lao Động đã đưa tin, chiều 30.3, bị can Nguyễn Thị Thuận đã được cơ quan điều tra đưa trở lại BVĐK Hướng Hóa. Tại đây, y tá Thuận đã chỉ ra nơi đã giấu 3 vỏ lọ thuốc do chính mình tiêm cho 3 trẻ sơ sinh và gây tử vong cho cả 3 trẻ.
Ngày 1.4, một số nhân viên y tế, bác sĩ (BS), lãnh đạo của BVĐK Hướng Hóa đã nói với phóng viên Lao Động rằng, sau khi y tá Thuận chỉ ra nơi cất giấu 3 vỏ lọ thuốc đã tiêm gây tử vong cho 3 trẻ sơ sinh thì mọi người ai cũng bàng hoàng, rã rời… “Khi biết y tá Thuận chỉ ra nơi giấu 3 vỏ lọ thuốc tiêm gây chết người, tôi thực sự không tưởng tượng nổi là có thể đã xảy ra một chuyện nhầm lẫn động trời đến như thế” – một nữ cán bộ y tế đã nghỉ hưu của BV này thốt lên như vậy.
Khai nhận của y tá Thuận tại cơ quan điều tra phù hợp với thực tế diễn tiến sự việc: Thuốc được tiêm nhầm là Esmeron – một loại thuốc gây mê có chức năng hỗ trợ gây mê toàn thân để đặt nội khí quản, để tạo dãn cơ trong phẫu thuật.
Về vỏ lọ, một BS chuyên ngành phòng dịch ở Hướng Hóa nói, hai loại vỏ lọ đựng vaccine viêm gan B tiêm cho trẻ sơ sinh và đựng thuốc gây mê Esmeron có kích cỡ gần bằng nhau, chỉ một 9 một 10, cũng có nắp đậy caosu giống nhau; điểm khác nhau chủ yếu là dung dịch vaccine 0,5ml/ống, trong khi Esmeron chứa dung dịch nhiều gấp 5 lần.
Chi tiết này cho thấy y tá Thuận đã không thực hiện nguyên tắc “3 tra 5 đối” (3 kiểm tra, 5 đối chiếu – trong đó có kiểm tra tên thuốc) trong hành nghề: Sau khi hút vào ống tiêm cho trẻ sơ sinh 0,5ml, trong lọ thuốc Esmeron vẫn còn 4/5 lượng thuốc, trong khi hút trong lọ vaccine thì hết sạch 100%; vậy mà có đến 3 lần thao tác vứt ống thuốc còn dung dịch rất nhiều mà không hề có phản ứng, nghi ngờ gì cả. Câu hỏi là tại sao có thuốc Esmeron chung trong tủ bảo quản của vaccine? Tại cơ quan điều tra, một số nhân viên y tế liên quan trong vụ án này đã khai nhận rằng, thuốc gây mê Esmeron đã được “gửi chung” vào tủ đông đựng vaccine.
Đã được cảnh báo trước đó 2 ngày
Ngày 18.7.2013, trước 2 ngày xảy ra tai họa 3 trẻ sơ sinh tử vong ngay sau tiêm vaccine ở Hướng Hóa, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Quảng Trị đã kiểm tra, phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng vaccine tại BVĐK Hướng Hóa; và đã cảnh báo là khắc phục ngay tình trạng tại khoa Sản không có tủ đựng vaccine mà để ngay tại tủ đựng của khoa Khám bệnh; hơn thế nữa, vaccine để lẫn lộn với các sinh phẩm khác là trái với các quy định bảo quản vaccine. Một nguồn tin đề nghị giấu tên nói rằng, tại thời điểm kiểm tra tại tủ đông đựng vaccine này có một hộp thuốc bên ngoài ghi các chữ “thuốc độc”, và đó chính là hộp đựng thuốc gây mê Esmeron.
Trả lời phóng viên Lao Động sáng 1.4 về cuộc kiểm tra và cảnh báo này, cả BS Văn Thanh – Giám đốc – và BS Nguyễn Văn Thiện – Phó giám đốc BVĐK Hướng Hóa – đều thừa nhận có cuộc kiểm tra đó, có những khuyến cáo đó. Tuy nhiên, BS Thanh thì nói rằng, trong thời gian đó ông bận đi học và có việc riêng ở gia đình nên không dự họp cuộc đó.
Còn BS Thiện thì nói rằng, ngay sau đó, BV đã có ý định mua tủ đông để tại khoa Sản để đựng vaccine, nhưng chưa kịp làm thì xảy ra sự cố vào ngày 20.7.2013 rồi. Phóng viên: “Về mặt chuyên môn, nếu ngay lúc tiêm xong cho các cháu, phát hiện đó là thuốc gây mê thì có xử lý cứu được không?”. BS Thiện: “Không. Vì diễn biến quá mau”. Phóng viên: “Tại sao sau khi đoàn kiểm tra của sở kết thúc, BV không lấy hộp thuốc có ghi chữ “thuốc độc” trong tủ đông đựng vaccine ra?”. BS Thiện: “Tôi không biết việc có thuốc gây mê trong tủ đựng vaccine”.
Đề nghị tạm đình chỉ công tác hai cán bộ y tế
Chiều 4.1, ông Trần Văn Thành – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị – cho biết, liên quan đến vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vaccine, Cơ quan điều tra tỉnh Quảng Trị vừa đề nghị tạm đình chỉ công tác đối với hai cán bộ của BVĐK Hướng Hóa gồm điều dưỡng viên Trần Thị Hải Vân thuộc khoa Khám bệnh và BS Lê Hồng Sơn thuộc phòng Kế hoạch. “Cơ quan điều tra đề nghị như vậy, nhưng hiện tại sở đang chờ báo cáo chi tiết sự việc của BVĐK Hướng Hóa rồi mới quyết định” – ông Thành nói. Cả hai cán bộ nói trên sau thời gian bị câu lưu điều tra từ ngày 28.3 đã trở lại BV làm việc ngày 1.4; chị Trần Thị Hải Vân là người chịu trách nhiệm bảo quản tủ đông đựng vaccine của khoa Khám bệnh, còn anh Lê Hồng Sơn là người đã gửi hộp thuốc gây mê Esmeron. HƯNG THƠ
Theo Báo Lao Động

Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ

Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ
Những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám tại chuyên khoa mắt ngày càng gia tăng. Một tuần nay, số bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám tại Bệnh viện Mắt TP. HCM bắt đầu gia tăng, báo hiệu một mùa dịch đau mắt đỏ mới.
dau mat do
Đau mắt đỏ
Vào thời điểm nhạy cảm này, bạn cần làm gì để bảo vệ mình và gia đình? Cùng trò chuyện với bác sĩ Đinh Trung Nghĩa, phẫu thuật viên khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt TP. HCM, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, về vấn đề này.
Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ Số bệnh nhân đau mắt đỏ ngày càng tăng, gây hoang mang cho nhiều người. Xin bác sĩ giải thích rõ về căn bệnh này. Bệnh có đáng ngại không? Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp. Đây là bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay vi-rút trong nước, bụi bẩn, tay chân, khăn bẩn... xâm nhập vào mắt. Người sống trong khu vực nhiều vi khuẩn, nếu không vệ sinh đúng cách sẽ dễ bị đau mắt đỏ. Ngoài cộm, rát như có hạt cát trong mắt, vùng lòng trắng (còn gọi là kết mạc) của mắt đỏ, mi mắt hơi sưng, bệnh còn có biểu hiện gì khác? Biểu hiện chủ yếu nhất của bệnh đau mắt đỏ là dịch mắt, hay là ghèn, tiết ra nhiều. Bệnh càng nặng, vùng kết mạc mắt càng đỏ, có thể xuất hiện hạch ở vùng trước tai. Bệnh nhân thường đau một mắt, sau 3-5 ngày lây sang mắt còn lại. Khi bệnh đã có biến chứng, gây viêm giác mạc (tròng đen), mắt bệnh nhân nhìn mờ, dù lau hết ghèn vẫn không cải thiện.
Có phải nhìn vào mắt, hôn hoặc quan hệ vợ chồng với người bệnh sẽ bị lây đau mắt?
Nhìn vào mắt, nói chuyện hay quan hệ tình dục với người bệnh không lây nhiễm nếu không có sự tiếp xúc trực tiếp chất tiết của mắt người bệnh với mắt người lành. Vi khuẩn đau mắt đỏ không lây qua đường hô hấp. Trường hợp lây sau khi hôn có thể do hai bên dính phải chất tiết từ mắt nhau. Việc không đi làm, đi học, hạn chế đến những nơi đông người khi đau mắt đỏ có thật sự cần thiết hay không? Việc cho con trẻ ở nhà là hợp lý, bởi vì khả năng trẻ lây bệnh cho bạn bè rất cao. Ngoài ra, ở nhà, trẻ được chăm sóc chu đáo hơn, hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn vào mắt nên hiệu quả điều trị cao hơn. Người lớn không nhất thiết phải ở nhà. Chỉ cần người bệnh đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là có thể hạn chế lây lan.
Bên cạnh các biện pháp trên, người bệnh cần chú ý những vấn đề gì khác?
Đau mắt đỏ không gây tử vong nhưng có khả năng phát tán nhanh, rộng. Do đó, bệnh nhân cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, tuyệt đối tránh sử dụng chung đồ với người khác. Ngoài ra, bạn cần lưu ý những điều sau: Nhỏ thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, có thể nhỏ thêm nước muối sinh lý trước khi nhỏ thuốc. Không tự tiện dùng thuốc hoặc tự chữa với mẹo xông mắt bằng lá trầu không, bạc hà... sẽ khiến bệnh nặng thêm. Người bệnh nên đeo kính khi ra ngoài để hạn chế vi khuẩn xâm nhập thêm vào mắt. Sau khi vệ sinh mắt, nên vứt bông gòn ngay vào thùng rác. Không nên dùng khăn tay vì chúng là vật trung gian khiến bệnh lâu khỏi và dễ lây sang người khác. Cần khám tại các chuyên khoa mắt ngay khi phát hiện bất thường. Trẻ nhỏ càng không thể chậm trễ vì sức đề kháng của các bé còn kém. Việc điều trị sớm sẽ không gây tốn kém và làm mất thời gian. Trường hợp đến khi có biến chứng, bệnh có thể để lại di chứng vĩnh viễn cho mắt.
Theo Danong

Ðau mắt đỏ

đau mắt đỏ
Ðau mắt đỏ (hay nhặm mắt) dùng để chỉ một số các bệnh viêm kết mạc. Viêm kết mạc có nhiều nguyên nhân nhưng hầu hết chỉ gồm 5 nguyên nhân chính. Mỗi nguyên nhân có một sắc thái bệnh riêng, nếu chú ý đến các sắc thái riêng biệt này, ta có thể chẩn đoán đúng nguyên nhân bệnh và xác định được hướng điều trị.
Ðau mắt đỏ

Viêm kết mạc là gì?

Viêm kết mạc là tình trạng viêm màng nhầy bao phủ tròng trắng của mắt và lớp sau mi mắt. Một số nguyên nhân chính gây viêm kết mạc là nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, dị ứng, mắt khô, viêm bờ mi và những phản ứng độc hại ở mắt.
Viêm kết mạc thường nhẹ, tự giới hạn và nếu biết rõ nguyên nhân gây bệnh thì vấn đề điều trị cũng dễ dàng. Thường mỗi loại viêm kết mạc sẽ có một dấu hiệu và triệu chứng chuyên biệt. Ðể ý đến những triệu chứng chuyên biệt này, ta có thể chẩn đoán được nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa và điều trị.

Các loại viêm kết mạc

1. Viêm kết mạc do vi khuẩn:
- Dấu hiệu chủ quan (bệnh nhân thấy): Buổi sáng mắt dính, khó mở, ghèn nhiều.
- Khám nghiệm: Có nhiều ghèn (thường ở một mắt), mắt có màu đỏ như thịt bò tươi.
- Ðiều trị: Dùng kháng sinh nhỏ và uống.

2. Do siêu vi:

- Dấu hiệu chủ quan: Chảy nước mắt nhiều, cảm giác có vật lạ ở trong mắt. Lây lan thường xuất hiện vào mùa có dịch.
- Khám nghiệm: Mắt đỏ nhiều, sưng. Thường bị cả hai mắt, có thể chảy máu ở tròng trắng, có hạch hai bên dái tai, đôi khi sốt.
- Ðiều trị: Nhỏ thuốc sát trùng, kháng sinh ngừa bội nhiễm. Giữ vệ sinh mắt để tránh lây lan.
3. Viêm kết mạc do dị ứng:
- Dấu hiệu chủ quan: Ngứa nhiều, chảy nước mắt, tái phát thường xuyên. Bệnh không lây lan, thường xuất hiện theo mùa.
- Khám nghiệm: Phù tròng trắng, lộn mi thấy có những hô? ở mắt.
- Ðiều trị: Nhỏ hoặc uống thuốc dị ứng, nhỏ nước mắt nhân tạo. Ðắp gạc lạnh lên mắt.

4. Mắt khô:

- Dấu hiệu chủ quan: Cảm giác như phỏng, khô, dính mắt, không muốn mở mắt, như có vật lạ trong mắt.
- Khám nghiệm: Tròng trắng không bóng. Thấy ở những người ít nhắm mắt, làm việc trong môi trường khô (như làm việc trước màn hình vi tính trong thời gian lâu, nơi gió cát), người cao tuổi, uống các loại thuốc dị ứng, an thần… lâu ngày hay nhỏ thuốc trị cườm nước.
- Ðiều trị: Nhỏ nước mắt nhân tạo, tránh nơi gió cát, khô.

5. Viêm bờ mi:

- Dấu hiệu chủ quan: Mắt đỏ kinh niên (ở bờ mi mắt), cảm giác như có vật lạ. Khi nặng sẽ làm mắt toét.
- Khám nghiệm: Có vảy chân lông mi, bờ mi đỏ.
- Ðiều trị: Uống và nhỏ kháng sinh, chủ yếu dùng nhóm Tetracycline, thường do mắt hột (chữa mắt hột).

6. Viêm do nhiễm độc:

- Dấu hiệu chủ quan: Không đỏ nhiều nhưng bị kinh niên không lúc nào dứt. Có tiền căn dùng nhiều loại thuốc nhỏ lâu dài chứa chất bảo quản gây độc cho mắt. Mắt có cảm giác khó chịu, không có ghèn, không nhức.
- Khám nghiệm: Lộn mi thấy có sẹo, không đỏ nhiều.
- Ðiều trị: Xem lại các thuốc đã nhỏ có chứa loại chất bảo quản nào không? (như Benzakonium gây độc cho mắt).
Nên dùng các loại thuốc nhỏ không có chất bảo quản.

7. Glaucoma cấp:

- Dấu hiệu chủ quan: Ðỏ nhiều ở một mắt, lan lên đầu gây nhức đầu (thường xuất hiện ở người trên 45 tuổi). Xuất hiện về đêm làm mắt mờ, nhìn vòng màu.
- Khám nghiệm: Ðồng tử nở, có vòng đỏ quanh tròng đen, đo thấy nhãn áp cao.
- Ðiều trị: Ðây là một bệnh nguy hiểm trong nhãn khoa, cần đến bác sĩ khám kịp thời.
Bệnh đau mắt đỏ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có những loại nguy hiểm cần điều trị gấp, nhưng cũng có loại nhẹ chỉ thoáng qua mà không cần điều trị. Quan trọng là chúng ta phải biết cách nhận biết những dấu hiệu để chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị thích hợp nhằm tránh những tổn hại về sau.
nguồn: bệnh đau mắt đỏ

Điều Trị Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm

Điều Trị Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm

Tại Mỹ, hằng năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng, với chi phí điều trị lên tới 21 tỷ đô-la, ở Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Bệnh xảy ra ở khoảng 30% dân số, hay gặp ở lứa tuổi lao động từ 20 - 55 tuổi. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm nhiều tầng một bệnh lý lâm sàng rất phức tạp, đa dạng, nhất là trường hợp khối lượng thoát vị quá to gây chèn ép tủy sống và đuôi ngựa.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước.
Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm - 1
Phương pháp điều trị:
Các thuốc tây điều trị bệnh xương khớp thường gây nhiều tác dụng phụ. Các thuốc đông y điều trị an toàn, hiệu quả; tuy nhiên thời gian cần kiên trì. “TINH HOA DƯỠNG CỐT” được bào chế từ bài thuốc cổ phương có từ đời Đường cách đây hơn 1000 năm. Gồm các vị thảo dược có tác dụng bổ Can Thận để bổ dưỡng xương khớp nhằm phòng và trị bệnh xương khớp, vì theo Đông y Can chủ cân, Thận chủ cốt tuỷ, đó cũng là phương pháp chữa trị tận gốc của bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm - 2
Để phòng và điều trị đau thần kinh toạ cần tập các động tác làm giãn cột sống như: tập xà đơn, tập bơi; tránh các động tác mang vác nặng gây đè nén cột sống. Đặc biệt cần tập khởi động cột sống bằng các động tác nhẹ nhàng làm mềm các cơ lưng buổi sáng ngủ dậy hoặc trước khi phải mang vác vật nặng.
Trường hợp bác Mai Thị Vận, ĐC số 10 Nguyễn Văn Hoàng, TP Kon Tum khá điển hình. Bác bị đau cổ vai gáy 20 năm nay, gần đây bệnh tăng hơn và lan xuống gây liệt tay trái, điều trị nhiều loại thuốc không những không khỏi mà còn gây đau dạ dày. Trên film chụp MRI bác bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Rất may bác được giới thiệu và sử dụng “TINH HOA DƯỠNG CỐT” tay của bác đã vận động trở lại. Nghe bác Mai Thị Vận  Tại đây
Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm - 3
Cô Vũ Thị Minh
Cô Vũ Thị Minh ở 76 Cửa Bắc Ba Đình Hà Nội sống ở Anh nhiều năm, cô bị thoái hóa xương khớp gây thoát vị 2 đĩa đệm cột sống thắt lưng, thường xuyên đau nhức, tê buốt từ thắt lưng xuống mông và chân phải. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày, vì ở nước Anh thời tiết lạnh và cô phải đi bộ nhiều nên bệnh của cô ngày càng nặng. Mặc dù được tiếp cận nhiều loại thuốc ở châu Âu nhưng cô vẫn phải mang căn bệnh này nhiều năm. Trong khi chờ mổ tại bệnh viện Việt Pháp cô được giới thiệu sử dụng “TINH HOA DƯỠNG CỐT”, bệnh của cô đã hết hẳn đau, vận động bình thường. Sau 2 năm cô trở về Việt Nam đến thăm lại Y Dược Tinh Hoa cô nói rằng cô rất tự hào về nền y học cổ truyền nước nhà. Nghe ý kiến của cô Minh  Tại đây 
Xem sản phẩm TINH HOA DƯỠNG CỐT tại đây Với công nghệ bào chế hiện đại dạng viên nang, việc sử dụng “TINH HOA DƯỠNG CỐT” rất dễ dàng. Mua “TINH HOA DƯỠNG CỐT” cũng thuận lợi vì đã có bán ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. 
Phòng bệnh:
Uống Tinh Hoa Dưỡng Cốt hàng ngày để phòng bệnh là phương pháp an toàn hiệu quả vì Tinh Hoa Dưỡng Cốt được sản xuất hoàn toàn từ thảo dược.
Chị Vũ Thị Ngọc Tâm  - 342B Lê Duẩn Đống Đa Hà Nội Tel: 0915933957. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng cũng đã được điều trị khỏi bởi Y Dược Tinh Hoa

Đau thần kinh tọa: Hậu quả của nhiều bệnh

Đau thần kinh tọa: Hậu quả của nhiều bệnh
Thần kinh tọa còn gọi là thần kinh hông to là dây thần kinh lớn nhất cơ thể đi từ thắt lưng mông xuống mặt sau đùi và cẳng chân. Bệnh đau thần kinh tọa gặp ở nam nhiều hơn nữ và thường ở lứa tuổi từ 30-50. Ðau dây thần kinh tọa do tổn thương rễ chiếm 90-95%, số còn lại là do tổn thương dây và đám rối thần kinh.
Những bệnh dẫn đến đau thần kinh tọa
Các nghiên cứu cho thấy có nhiều bệnh dẫn đến đau thần kinh tọa, gồm hai nhóm: các bệnh toàn thân và những tổn thương tại chỗ. Các bệnh toàn thân gây đau thần kinh tọa thường gặp là: cúm, thấp tim, thương hàn, sốt rét, giang mai giai đoạn III, lậu… Nhóm bệnh tại chỗ dẫn đến đau thần kinh tọa gồm: thoát vị đĩa đệm hay gặp ở người trẻ, đang độ tuổi lao động, bị thoát vị đĩa đệm cấp tính sau các động tác gắng sức mạnh, không đúng tư thế của cột sống như cúi xuống nâng vật nặng sai tư thế, cử động đột ngột của thân...
 Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh - một nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.
Thoái hoá đĩa đệm ở người cao tuổi gây đau thắt lưng hông mạn tính và tái phát. Tổn thương đĩa đệm do vi chấn thương kéo dài như tài xế lái xe đường dài, ngồi lái ở tư thế lệch người sang một bên hay cúi ra trước trong thời gian dài, khi đó chỉ một gắng sức nhẹ cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm. Thoái hóa cột sống thắt lưng cùng do loãng xương, nhuyễn xương, gai xương, biến dạng thân đốt sống, gai xương kèm theo phì đại dây chằng, thoát vị đĩa đệm.
Trượt cột sống là tình trạng đốt sống bị trượt ra phía trước hoặc sau, do bẩm sinh hay chấn thương, tổn thương các rễ thần kinh, hẹp ống sống thắt lưng. Viêm đốt sống, thường gặp ở người cao tuổi, gây chèn ép các rễ thần kinh, hẹp ống sống thắt lưng… Viêm cột sống dính khớp: với biểu hiện đau thắt lưng hông và mông, cứng khớp cột sống vào buổi sáng, không đỡ đau khi nghỉ.
Chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh tọa, gãy xương cột sống thắt lưng, gãy xương chậu, do tiêm trực tiếp vào dây thần kinh tọa hay do tiêm thuốc thuốc dạng dầu ở mông lan tới dây thần kinh toạ, phẫu thuật áp-xe mông. Các khối u: màng tủy, đốt sống, u thần kinh, u di căn từ các ung thư biểu mô tuyến tiền liệt, vú, phổi, thận, đường tiêu hoá, bệnh đa u tủy xương, u lympho. Nhiễm khuẩn cột sống: viêm cột sống do tụ cầu, thường gặp sau các nhiễm khuẩn ngoài da, tiết niệu, phổi; viêm cột sống do lao, thứ phát sau lao phổi; áp-xe ngoài màng cứng…
Biểu hiện bệnh thế nào?
Khởi đầu đau dây thần kinh tọa rất khác nhau tùy từng nguyên nhân. Nhìn chung có những dấu hiệu sau:
Đau tự nhiên, xuất phát từ thắt lưng và lan xuống dưới chân, có khi chỉ xuống tới mông, tới đùi hay xuống tận bàn chân. Nếu tổn thương thắt lưng (L5) thì lan từ thắt lưng xuống mông ra mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, trước mắt cá ngoài, mu bàn chân, đến ngón chân cái. Tổn thương thắt lưng cùng (S1) thì đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, gót, lòng bàn chân, bờ ngoài bàn chân đến ngón út. Thường đau liên tục, có khi có cơn bộc phát, nhưng cũng có thể giảm hay hết đau khi nằm... Mức độ đau rất thay đổi từ đau âm ỉ cho tới đau dữ dội không chịu được, đau tăng lên khi ho, hắt hơi, có khi chỉ thấy dị cảm mà không thấy đau.
Ðau khi thăm khám: ấn đau ở giữa hay bên cạnh cột sống từ đường giữa ra 2cm ngang vùng thắt lưng L4, L5, S1. Đau khi ấn dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa qua thống điểm Valleix 2cm từ giữa cột sống ra ngang đốt sống L5, S1, giữa lằn mông, giữa mặt sau đùi, hõm khoeo chân, điểm cổ xương mác, điểm bắp chân và điểm hõm mắt cá ngoài. Ðau do căng dây thần kinh, dấu hiệu Lasègue: bệnh nhân nằm ngửa, nâng thẳng chân bệnh nhân từng bên một lên cao, nếu chưa tới 70° mà bệnh nhân kêu đau ở mặt sau đùi hay cẳng chân là dương tính…
Phản xạ gân gót của bệnh nhân giảm hay mất trong tổn thương rễ S1. Bệnh nhân không đi bằng ngón được khi tổn thương S1, còn tổn thương L5 thì không đi bằng gót được. Bệnh nhân bị teo cơ mác trong tổn thương L5, còn tổn thương S1 thì teo cơ bắp chân. Bệnh có thể biểu hiện các thể: thể teo cơ nhanh còn gọi là thể liệt; thể hội chứng đuôi ngựa, thường do thoát vị đĩa đệm chính giữa, tổn thương dây chằng gây liệt mềm hai chân, rối loạn cảm giác hai chân và vùng yên ngựa, kèm bí tiểu, táo bón, bất lực; thể đau thần kinh tọa hai bên: đau xuống cả hai chân nhưng không rối loạn cơ tròn và không rối loạn cảm giác vùng yên ngựa, có khi đau bên này rồi chuyển sang đau bên kia.
Xét nghiệm: chụp Xquang thấy đĩa đệm hẹp. Chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ thấy rõ tổn thương nhiều loại và xác định được vị trí thoát vị.
Các phương pháp chữa trị
Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa là: nghỉ ngơi tuyệt đối, bệnh nhân phải nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế dựa. Tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người... Vật lý trị liệu: kéo giãn cột sống, nắn cột sống, thể dục trị liệu, hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến... Dùng thuốc: giảm đau, chống viêm không steroide, phong bế rễ thần kinh bằng corticoid hay novocain kết hợp với vitamin B12. Thuốc giãn cơ, an thần, vitamin nhóm B liều cao kết hợp với acid folic. Điều trị nguyên nhân như dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Phẫu thuật các trường hợp: thể liệt, hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống thắt lưng, đau không thể chịu được mặc dù đã dùng thuốc giảm đau hoặc hay tái phát.
BS. Ninh Thanh Tùng - Theo suckhoedoisong
 
Copyright © 2013 Tin Tức Nghệ An Online