Mới Nhất
game vui

Giải Trí

Sức Khỏe

Game

TẤT CẢ

Hiển thị các bài đăng có nhãn y tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn y tế. Hiển thị tất cả bài đăng

Đã có 108 trẻ tử vong do bệnh sởi biến chứng

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đến thời điểm hiện tại đã có 108 trường hợp tử vong do sởi và các bệnh biến chứng sau sởi.


Đã có 108 trẻ tử vong do bệnh sởi biến chứng
Chị Hiền, 28 tuổi (Gia Lâm, Hà Nội) mệt mỏi sau một tuần chăm con mắc sởi trong viện

Chiều 15/4, trước tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh sởi, Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam có buổi làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại đây, Cục Y tế dự phòng cho biết, từ đầu năm đến nay đã có 108 trường hợp tử vong do sởi, các bệnh biến chứng sau sởi và các ca mắc sởi kèm theo bệnh lý khác. Trong đó có 103 ca tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 4 ca tại Bệnh viện Bạch Mai và 1 ca tại Bệnh viện nhiệt đới Trung ương.
Ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương cho biết, tính từ 30/1/2014 đến nay, bệnh viện đã có tới 103 trẻ tử vong liên quan đến sởi, trong đó có 25 trẻ tử vong do bệnh sởi và 78 trẻ tử vong do các biến chứng của bệnh sởi (như viêm phổi, tiêu chảy, đồng nhiễm cả sởi và các bệnh lý khác). Hiện số bệnh nhi đang nằm điều trị do sởi là 250 trẻ.
TS Hải báo cáo Phó Thủ tướng về số bệnh nhi sởi “kỷ lục” nhập viện điều trị từ đầu năm đến nay. Theo đó, từ đầu năm BV Nhi T.Ư đã tiếp nhận khoảng 1.200 ca mắc sởi, biến chứng nặng phải nhập viện.
Ngoài ra, Bệnh viện Nhi T.Ư dành cả khoa Truyền nhiễm, phòng Phó trưởng khoa, phòng bác sĩ mà còn phải mượn cả khoa Đông y, khoa Cấp cứu để điều trị bệnh nhân sởi.

Đã có 108 trẻ tử vong do bệnh sởi biến chứng - 1
Bệnh viện Nhi Trung Ương luôn trong tình trạng quá tải, do số lượng bệnh nhi mắc sởi cao kỷ lục
Theo ông Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, riêng bệnh viện này đang điều trị cho 340 bệnh nhân sởi cả người lớn và trẻ em, trong đó có trên 50 bệnh nhân nặng phải thở máy. Theo ông Kính, tại bệnh viện ông có rất nhiều bệnh nhân bị biến chứng viêm não sau mắc sởi.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bệnh viện phải cố gắng để giảm thiểu tối đa các trường hợp tử vong do sởi. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế tính toán, cân nhắc, công bố dịch nếu thực sự cần thiết. Ngoài ra, các lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh và các bệnh viện từ Trung ương đến địa phương bằng mọi biện pháp không để bệnh sởi lây chéo với các bệnh khác khi bệnh nhân đến điều trị tại các cơ sở y tế; tìm mọi giải pháp để kiềm chế, hạn chế bệnh sởi lan rộng.
Phó Thủ Tướng khẳng định, không để bệnh nhi thiếu thuốc điều trị, sẽ tăng cường trang thiết bị, vật tư y tế từ nguồn dự trữ quốc gia trên cơ sở đề xuất của Bệnh viện Nhi Trung ương.
Như vậy, chỉ trong vòng hơn 3 tháng đầu năm 2014, cả nước hiện đã có 108 trẻ tử vong vì bệnh sởi, theo thông tin chính thức.  Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Cục Y tế dự phòng vẫn chưa có số liệu các ca tử vong do sởi từ các cơ sở y tế cơ sở thuộc các tỉnh thành khác. Như vậy, rất có thể số trẻ tử vong do sởi sẽ không dừng lại ở 108.
Trước khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra tình hình dịch sởi tại Viện Nhi Trung ương và có con số thực về số trẻ tử vong về bệnh sởi là 108 trẻ, chiều 14/4, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế trả lời phóng viên vẫn cho biết, số ca tử vong do sởi là 25 ca, thậm chí ông còn khẳng định những con số lớn hơn 25 ca là không đúng.
Trước thông tin về việc Bộ Y tế giấu dịch, hoặc lo sợ công bố dịch sẽ ảnh hưởng đến uy tín ngành y tế...Tuy nhiên, ông Phu khẳng định: Không có chuyện đó và Bộ Y tế không giấu dịch sởi.

Vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vaccine: Y tá thú nhận tiêm nhầm thuốc gây mê

Vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vaccine: Y tá thú nhận tiêm nhầm thuốc gây mê


Y tá Nguyễn Thị Thuận (BVĐK huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã bị bắt tạm giam về tội “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính”. Tình tiết mới nhất: Y tá Thuận đã chỉ ra nơi cất giấu 3 vỏ lọ thuốc tiêm gây tử vong cho 3 trẻ sơ sinh và điều khiến dư luận bàng hoàng là… thay vì vaccine, y tá Thuận đã tiêm nhầm thuốc gây mê Esmeron.
tiem nham thuoc me
Lọ vaccine và lọ thuốc gây mê Esmeron có hình dạng và quy cách hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn bị nhầm lẫn? Ảnh: HƯNG THƠ
Vô ý hay vô trách nhiệm?
Như Lao Động đã đưa tin, chiều 30.3, bị can Nguyễn Thị Thuận đã được cơ quan điều tra đưa trở lại BVĐK Hướng Hóa. Tại đây, y tá Thuận đã chỉ ra nơi đã giấu 3 vỏ lọ thuốc do chính mình tiêm cho 3 trẻ sơ sinh và gây tử vong cho cả 3 trẻ.
Ngày 1.4, một số nhân viên y tế, bác sĩ (BS), lãnh đạo của BVĐK Hướng Hóa đã nói với phóng viên Lao Động rằng, sau khi y tá Thuận chỉ ra nơi cất giấu 3 vỏ lọ thuốc đã tiêm gây tử vong cho 3 trẻ sơ sinh thì mọi người ai cũng bàng hoàng, rã rời… “Khi biết y tá Thuận chỉ ra nơi giấu 3 vỏ lọ thuốc tiêm gây chết người, tôi thực sự không tưởng tượng nổi là có thể đã xảy ra một chuyện nhầm lẫn động trời đến như thế” – một nữ cán bộ y tế đã nghỉ hưu của BV này thốt lên như vậy.
Khai nhận của y tá Thuận tại cơ quan điều tra phù hợp với thực tế diễn tiến sự việc: Thuốc được tiêm nhầm là Esmeron – một loại thuốc gây mê có chức năng hỗ trợ gây mê toàn thân để đặt nội khí quản, để tạo dãn cơ trong phẫu thuật.
Về vỏ lọ, một BS chuyên ngành phòng dịch ở Hướng Hóa nói, hai loại vỏ lọ đựng vaccine viêm gan B tiêm cho trẻ sơ sinh và đựng thuốc gây mê Esmeron có kích cỡ gần bằng nhau, chỉ một 9 một 10, cũng có nắp đậy caosu giống nhau; điểm khác nhau chủ yếu là dung dịch vaccine 0,5ml/ống, trong khi Esmeron chứa dung dịch nhiều gấp 5 lần.
Chi tiết này cho thấy y tá Thuận đã không thực hiện nguyên tắc “3 tra 5 đối” (3 kiểm tra, 5 đối chiếu – trong đó có kiểm tra tên thuốc) trong hành nghề: Sau khi hút vào ống tiêm cho trẻ sơ sinh 0,5ml, trong lọ thuốc Esmeron vẫn còn 4/5 lượng thuốc, trong khi hút trong lọ vaccine thì hết sạch 100%; vậy mà có đến 3 lần thao tác vứt ống thuốc còn dung dịch rất nhiều mà không hề có phản ứng, nghi ngờ gì cả. Câu hỏi là tại sao có thuốc Esmeron chung trong tủ bảo quản của vaccine? Tại cơ quan điều tra, một số nhân viên y tế liên quan trong vụ án này đã khai nhận rằng, thuốc gây mê Esmeron đã được “gửi chung” vào tủ đông đựng vaccine.
Đã được cảnh báo trước đó 2 ngày
Ngày 18.7.2013, trước 2 ngày xảy ra tai họa 3 trẻ sơ sinh tử vong ngay sau tiêm vaccine ở Hướng Hóa, đoàn kiểm tra của Sở Y tế Quảng Trị đã kiểm tra, phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng vaccine tại BVĐK Hướng Hóa; và đã cảnh báo là khắc phục ngay tình trạng tại khoa Sản không có tủ đựng vaccine mà để ngay tại tủ đựng của khoa Khám bệnh; hơn thế nữa, vaccine để lẫn lộn với các sinh phẩm khác là trái với các quy định bảo quản vaccine. Một nguồn tin đề nghị giấu tên nói rằng, tại thời điểm kiểm tra tại tủ đông đựng vaccine này có một hộp thuốc bên ngoài ghi các chữ “thuốc độc”, và đó chính là hộp đựng thuốc gây mê Esmeron.
Trả lời phóng viên Lao Động sáng 1.4 về cuộc kiểm tra và cảnh báo này, cả BS Văn Thanh – Giám đốc – và BS Nguyễn Văn Thiện – Phó giám đốc BVĐK Hướng Hóa – đều thừa nhận có cuộc kiểm tra đó, có những khuyến cáo đó. Tuy nhiên, BS Thanh thì nói rằng, trong thời gian đó ông bận đi học và có việc riêng ở gia đình nên không dự họp cuộc đó.
Còn BS Thiện thì nói rằng, ngay sau đó, BV đã có ý định mua tủ đông để tại khoa Sản để đựng vaccine, nhưng chưa kịp làm thì xảy ra sự cố vào ngày 20.7.2013 rồi. Phóng viên: “Về mặt chuyên môn, nếu ngay lúc tiêm xong cho các cháu, phát hiện đó là thuốc gây mê thì có xử lý cứu được không?”. BS Thiện: “Không. Vì diễn biến quá mau”. Phóng viên: “Tại sao sau khi đoàn kiểm tra của sở kết thúc, BV không lấy hộp thuốc có ghi chữ “thuốc độc” trong tủ đông đựng vaccine ra?”. BS Thiện: “Tôi không biết việc có thuốc gây mê trong tủ đựng vaccine”.
Đề nghị tạm đình chỉ công tác hai cán bộ y tế
Chiều 4.1, ông Trần Văn Thành – Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị – cho biết, liên quan đến vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vaccine, Cơ quan điều tra tỉnh Quảng Trị vừa đề nghị tạm đình chỉ công tác đối với hai cán bộ của BVĐK Hướng Hóa gồm điều dưỡng viên Trần Thị Hải Vân thuộc khoa Khám bệnh và BS Lê Hồng Sơn thuộc phòng Kế hoạch. “Cơ quan điều tra đề nghị như vậy, nhưng hiện tại sở đang chờ báo cáo chi tiết sự việc của BVĐK Hướng Hóa rồi mới quyết định” – ông Thành nói. Cả hai cán bộ nói trên sau thời gian bị câu lưu điều tra từ ngày 28.3 đã trở lại BV làm việc ngày 1.4; chị Trần Thị Hải Vân là người chịu trách nhiệm bảo quản tủ đông đựng vaccine của khoa Khám bệnh, còn anh Lê Hồng Sơn là người đã gửi hộp thuốc gây mê Esmeron. HƯNG THƠ
Theo Báo Lao Động
 
Copyright © 2013 Tin Tức Nghệ An Online